Đơn hàng từ đâu ra cho ngành dệt may?

Đơn hàng từ đâu ra cho ngành dệt may?

Căn cứ vào những số liệu kim ngạch xuất khẩu phản ánh thì trong 6 tháng đầu năm 2016 thì ngành dệt may tăng 6% so với cùng kì năm 2015.

Liệu đây có phải là tín hiệu đáng mừng khi việc tăng trong 6 tháng đầu năm chủ yếu chỉ là những doanh nghiệp nước ngoài (FDI), thực tế thì doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay trong việc tìm đơn hàng mới, đặc biêt là đơn hàng cho các sản phẩm sơ mi, quần áo jăckét.

Với việc tăng Tăng 6% trong 6 tháng đầu so với cùng kì năm 2015 thì tăng tổng trị giá lên 12.8 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kì 2015. Đặc biệt xuất khẩu xơ sợi đạt 1.3 tỷ USD, dệt may là 1.6 tỷ USD và vải mành và kỹ thuật đã đem về 0.2 tỷ USD.

Chỉ số thống kê về kim ngạch còn chỉ ra mức tăng trưởng dương khi xuất khẩu sang các thị trường. Theo thống kê là xuất sang Hoa Kỳ tăng 5.93%, đạt 4.29 tỷ USD, chiếm 49.76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; sang thị trường Nhật Bản tăng 2.93%, đem lại 1.04 tỷ USD, chiếm trên 12%; sang Hàn Quốc tăng 15.58%, mang về 764.9 triệu USD, đạt 8.87%.

Mặc dù là vậy, nhưng điều thực sự mà chúng tôi nhận thấy rõ là các doanh nghiệp lớn vẫn chưa đảm bảo đơn hàng cho cả năm nay.

Thực trạng cho thấy đơn hàng thiếu ngay trong quý I, đến quý II thì đã dần có nhưng lại không thực sự nhiều như năm trước, thông tin được Phí Việt Trịnh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Hồ Gươm cho biết. Không chỉ là đơn hàng giảm mà kéo theo đó là giá các mặc hàng xuất khẩu giảm mạnh. Chi phí lao động thì lại ngày càng tăng. Trong khi đó doanh nghiệp lại đứng ra gánh như lương tối thiểu, phúc lợi xã hội càng tăng khiến cho doanh nghiệp luôn trong tình trạng khó khăn. Với con số 3.1 tỷ trong năm nay là không khả thi cho ngành đã đặc ra.

Một điểm đặc biệt mà tôi muốn nói đến ở đây là sức cạnh tranh về mặc giá cả, điều này thể hiện ở Kim ngạch tăng 6% trong khi đó doanh thu lại chỉ tăng 3%. Chúng ta lại gặp phải tình trạng là giá xuất khẩu sợi giảm mạnh nhưng giá nguyên vật liệu là bông mua vào lại tăng cao.

Với những thông số phản ánh thì có thể từ nay đến cuối năm vấn đề về đơn hàng là dấu hỏi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo lời của Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần May 10 bà Nguyễn Thị Thanh Huyền thì với việc Anh rời EU khiến dẫn đến giá cả chưa thật sự cạnh tranh trong thời kì này, chư nói đên là 6 tháng đầu không khả quan mấy.

Với những diễn biến hiện nay, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đưa ra chỉ thị với các doanh nghiệp cần theo sát tình hình để tìm ra cách ứng phó phù hợp.

>>> Tham khao thêm  Xưởng May quần áo.