Các sự cố thường gặp trong in lụa bạn nên biết

Kỹ thuật in lụa được áp dụng cho nhiều vật liệu in khác nhau như: Vải, thủy tinh, mạch điện tử, kim loại, gỗ, gốm sứ,… Bởi cách thức thực hiện đơn giản, chi phí in hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình in lụa vẫn gặp rất nhiều sự cố mà kể cả những người thợ lành nghề vẫn gặp phải. Vậy, các sự cố đó là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tatun để biết được câu trả lời chính xác nhất.

1/ Chọn mắt lưới sai

Chọn mắt lưới sai là một trong những sự cố rất hay gặp tại xưởng in lụa giá rẻ, kể cả những người thợ lâu năm cũng đôi lúc mắc phải sai lầm này.

Cách khắc phục sự cố:

Để tránh sự cố này xảy ra, bạn nên nằm lòng một số nguyên lý sau đây:

– Hình in có nhiều khối màu lớn: Mực lưu lại ít khi lưới mỏng, mực nhiều khi lưới thô.

– Hình in nét mảnh: Ưu tiên dùng loại tinh thể lỏng hoặc lưới inox có độ đàn hồi tốt, tránh sử dụng các loại lưới không đủ độ đàn hồi như polyester. 

– Khoảng cách giữa hai mắt lưới hoặc hai sợi lưới phải luôn lớn hơn các nét của hình in.

2/ Bị bít tắc lưới

Nguyên nhân bị bít tắc lưới là do mực in bị quánh lại do nghỉ lâu hơn 1 tiếng hoặc do quá trình in chậm. Cũng có nhiều trường hợp, bít tắc lưới do dung môi bay hơi quá nhanh hoặc do rửa khuôn lưới không sạch.

Cách khắc phục sự cố: dùng bông thấm dung dịch cồn toluen theo tỉ lệ 1:1 rồi lau nhiều lần cho thông lưới.

3/ Mực bị loang bẩn lên vật liệu in lụa

Vật liệu in hút mực không tốt, không cẩn thận trong khâu lấy sản phẩm ra khỏi bàn in hay bề mặt quá bóng trơn, đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mực bị loang bẩn lên vật liệu in.

Cách khắc phục sự cố: Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cẩn thận đến khâu lấy vật liệu in ra khỏi bàn in. Lưu ý điều chỉnh lại độ nhớt của mực và thay mới lưới in có mật độ mắt lưới dày hơn. Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng loại mực mau khô, định vị vật liệu cần in thật cẩn thận.

4/ Mực in lụa xuống không đều chỗ đậm chỗ nhạt

Sự cố hay gặp tiếp theo trong quá trình in lụa là mực in xuống không đều chỗ đậm chỗ nhạt. Nguyên nhân của sự cố này là do dao gạt mực hoạt động không đều, bàn in không phẳng, vật liệu in tiếp xúc với lưới in không đều hoặc do khung lưới bị cong vênh.

Cách khắc phục sự cố: Điều chỉnh lại thao tác đẩy dao gạt, độ căng của lưới in, độ phẳng của đáy khuôn lưới và kiểm tra độ phẳng của bàn in.

5/ Mực in xuống quá nhiều và màu quá đậm

Lỗi này là do mực in quá loãng và lưới quá thưa. Chỉnh lại độ nhớt của mực in và thay lưới khác có mắt lưới dày hơn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

6/ Mực in xuống ít màu quá nhạt

Ngược lại với sự cố trên, mực in xuống ít màu và quá nhạt là do mực in quá đặc.

Cách khắc phục sự cố: Bạn có thể dùng dung môi pha loãng mực in và kiểm tra lại độ nhớt của mực.

Các sự cố thường gặp trong in lụa
Các sự cố thường gặp trong in lụa

7/ Bị lem bẩn, nhòe mực khi in lụa

Bị lem bẩn, nhòe mực khi in chủ yếu do bạn sử dụng không đúng loại mực in hoặc mực in quá loãng. Đôi khi cũng có thể do lượng mực in dư thừa bám dưới lưới in làm bẩn hình.

Mực in lụa cao cấp Plastisol
Mực in lụa cao cấp Plastisol

Cách khắc phục sự cố: Muốn không gặp sự cố này, trước khi in bạn cần tìm hiểu kỹ loại vải để dùng đúng loại mực in. Kiểm tra lại chất lượng mực in và điều chỉnh độ nhớt, để tránh tình trạng mực in bị loãng. Thường xuyên vệ sinh lượng mực dư thừa bám dưới mặt lưới.

8/ Xuất hiện dấu chấm màu trên sản phẩm

Do màng keo tráng trên bề mặt lưới bị xước do va chạm hoặc bị rỗ, khiến sản phẩm tạo thành xuất hiện dấu chấm màu mất thẩm mỹ.

Cách khắc phục sự cố: Để khắc phục sự cố này, bạn có thể dùng dung dịch cảm quang tút lại chỗ đã bị xước hoặc rỗ là được.

9/ Hình cần in lớn hơn cả khung in lụa

Tiêu chuẩn khi in là khuôn in phải lớn hơn sao cho cách bề mặt cần in ít nhất là vai mm thì việc gạt mực mới dễ dàng. Hình in sẽ bị méo, không đều nhau, thậm chí hình cần in lớn hơn cả khung in nếu như đặt khung quá sát hình in. 

10/ Sự cố tĩnh điện

Sự cố tĩnh điện xảy ra rất nhiều trong các xưởng in lụa, gây ra lực hút làm bụi bám nhiều lên bề mặt và các công cụ in. Nguyên nhân của hiện tượng này là cảm ứng, ma sát hoặc thậm chí chỉ là những hành động nhỏ như di chuyển phim, lấy phim từ giá xuống cũng có thể gây ra tĩnh điện.

Xưởng in lụa cao cấp sử dụng máy móc hiện đại
Xưởng in lụa cao cấp sử dụng máy móc hiện đại

Cách khắc phục sự cố: Rất khó để loại trừ tĩnh điện khi hiện tượng tĩnh điện đã xảy ra. Vì thế, cách tốt nhất là bạn phải ngăn chặn trước khi nó xuất hiện. Bạn có thể sử dụng thiết bị chống tĩnh điện như súng bắn ion để giảm thiểu hiện tượng xảy ra. Thêm nữa là tĩnh điện sẽ giảm nhiều trong môi trường có độ ẩm khoảng 50% trở lên.

In lụa là kỹ thuật in được ứng dụng rất nhiều hiện nay. Vì thế, nằm lòng các sự cố thường gặp trong in lụa cao cấp trên đây sẽ giúp bạn biết được cách phòng tránh, để tạo ra được thành phẩm ưng ý.