Dệt may đông, dệt nhuộm lại thiếu nhân lực

Dệt may đông, dệt nhuộm lại thiếu nhân lực

Sự Kiện Diễn đàn Dệt May Việt Nam đã dần tạo tiếng vang trong những lần trước thì trong năm nay, lại lần nữa tổ chức Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2016 với sự tham gia và đóng góp của hơn 200 doanh nghiệp trong và ngoài nước, và không thể thiếu sót những công ty lớn – khách hàng quen thuộc của Việt Nam.

Có thể nói, cơ cấu lao động trong ngành dệt rất nhều và và hiện tại đã đủ, lao động dần có nhiều kinh nghiêm và chuyên môn sâu. Nhưng thiếu ở đây là ngành nhuộm, một ngành được đầu tư và quan tâm ở hiện tại.

Đồng tổ chức “Diễn đàn dệt may Việt Nam 2016 lần thứ 2” bởi hai thành viên là VCOSA và Công ty quốc tế ECV, trong sự kiện này, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) lại lần nữa khẳn định, nguồn nhân lực Việt Nam rất có tìm năng phát triển may mặc.

Với nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu lao động hiện tại thì nữ giới chiếm 48% số người trong độ tuổi lao động trong đó lao động chiếm 26% là từ 15 đến 29 tuổi. Thực tế thì ngành này sử dụng nhiều lao động nữ, trong toàn ngành may thì dệt may chiếm 75%. Để số lượng này là nguồn lực bền vững thì cần có thời gian vì đông nhưng lành nghề và chất lượng lại thấp. Phản ánh rõ nhất là đối với khâu đầu tiên như vải, nhuộn lại cần rất nhiều lao động lành nghề và có thâm niên tuy nhiên vẫn còn thiếu lao động rất nhiều.

Là một người có thâm niên trong ngành, ông Cẩm từng đề cập : “Trước đây phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn, và công nghệ, và giờ họ đã có vốn để đầu tư cho công nghệ, nhưng lại thiếu nhân lực nắm vững những công nghệ tiên tiến này, đặc biệt trong khâu dệt và nhuộm”

Điều nhận thấy rõ mà ông Nguyễn Sơn, Phó chủ tịch VCOSA  đã từng nói là chủ yếu lao động từ nông thôn, phần lớn là lao động thô, chuyên môn và kĩ năng chưa có. Đây chưa phải là vấn đề trọng yếu, vì phần lớn các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự đào tạo được và cần có thời gian.

Tự nhận thức được vấn đề hiện tại về nhân lực. Vì vậy để có phương hướng cho trường hợp này, phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài ở việt nam luôn chọn phương án song song, đào tạo tại nhà máy và đưa sang nước ngoài đào tạo thành nền tảng trong nhân sự. Nếu xét hiện tại thì vấn đề chi phí và thời gian là điều phải mất ở doanh nghiệp dệt nhuộm ngay lúc này, nhưng chúng ta sẽ có những chuyên gia trong nước thay vì nước ngoài chỉ khoảng 3 năm, điều này là hoàn toàn cần thiết.

Liệu rằng có nên đầu tư ngay từ đầu không? Ông Sơn cho rằng, doanh nghiệp nên hợp tác mở trường để đào tạo các khóa học ngắn hạn trong ngành nghề, khi đã tốt nghiệp ngay tức khắc có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chủ lao động.

Theo như nguồn tin mà chúng tôi nhận được từ ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch VCOSA. Trong vòng 14 năm gần đây nhất (2000 – 2013), nguồn FDI trong ngành đạt 8.2 tỷ USD, vị chi là 5 tỷ đô vào hàng may mặc, 2 tỷ vào sản xuất sợi.

Và từ năm 2014 đến 2015, FDI chuyển hướng theo mục đích chính khác là 5.8 tỷ USD được đầu tư vào dệt may Việt Nam, trong đó ngành sản xuất vải đã nhận được 3.3 tỷ đô trong nguồn FDI lần này. Nguồn FDI nhận chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tại thời điểm tổng kết cuối năm 2015 thì thành phẩm thu được là 7,2 triệu cọc sợi, mang lại trong ngành sợi tổng sản lượng là 1,1 triệu tấn. Đối với xuất khẩu, chúng ta đã xuất khẩu được 390 triệu m2 vải. Trong ngành nhuộm và hoàn thành, sản xuất mang lại 2,85 triệu m2 vải, trong khi đó ta phải nhập khẩu 6,44 triệu m2 nhằm cung ra thị trường nội địa 8,9 triệu M2 vải.

Mục tiêu đặc ra trong 2025 đạt 50 tỷ đô la Mỹ hàng dệt may. Để làm được điều đó, ngành dệt may cần 17,9 triệu cọc sợi, sản xuất được 12 tỉ m2 vải. Và ta lại cần tại thời điểm đó sẽ là 5 triệu người lao động, tăng từ mức 2,6 triệu lao động tại thời điểm là 2015.

>>> Tham khảo thêm Xưởng May quần áo