Trong nhiều năm qua, ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đi cùng với sự phát triển đó, lĩnh vực in ấn cũng được chú trọng. Đặc biệt, in lụa áo thun là cách in được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Vậy tại sao giữa nhiều kỹ thuật in thì cách in lụa lại trở nên thông dụng đến vậy? Liệu rằng in lụa áo thun có tốt không? Bài viết dưới đây Tatun sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thú vị đó nhé!
In lụa áo thun là gì?
In lụa – tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. In lụa là kỹ thuật in ấn đã xuất hiện lâu đời trên thế giới. Từ 1000 năm trước, ngành in lụa được con người phát hiện ra bằng cách dùng những sợi tơ kéo căng cố định lên khung gỗ, rồi phết mực xuyên qua để có thể sao chép chữ hoặc hình ảnh dễ dàng hơn. Nhìn chung, kỹ thuật in lụa ban đầu chỉ sử dụng nhiều trong in giấy, in trên da, sau đó mới xuất hiện trên mặt vải áo. Theo thống kê, ngày nay có khoảng 70% đơn hàng đồng phục đều được sử dụng kỹ thuật in lụa để in ấn, in logo, slogan,..lên áo.
In lụa trên áo thun là một kỹ thuật in mà nguyên lý là dùng một loại mực in thấm qua lớp lưới, đã được tạo hình theo yêu cầu trước đó bằng một loại keo chuyên dụng để tạo nên hình ảnh trên bề mặt vải. Do đó, kĩ thuật in này còn có tên gọi khác là in lưới.
Ngày nay, ngoài phương pháp in lụa thủ công, người ta đã sử dụng đến máy in lụa áo thun để đem đến năng suất và hiệu quả cao hơn. Khuôn in được sắp xếp và thực hiện trên máy tính sau đó in lên vật liệu cần in. Ngoài khuôn in lưới, người ta còn phải sử dụng dao gạt hồ – dạng tấm không thấm mực dùng để kéo lụa. Dao gạt hồ có tác dụng để đẩy, phết màu mực, giúp mực thấm được qua lưới in và mực sẽ bám lên vật liệu cần in.
In lụa lên áo thun về cơ bản được đánh giá khá đơn giản. Tuy nhiên, dù là dùng phương pháp thủ công hay sử dụng máy in lụa áo thun thì đều đòi hỏi kỹ thuật của người thợ in để tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao.
In lụa áo thun có tốt không?
+ Tạo ra sản phẩm chất lượng cao mà giá thành rẻ
Ưu điểm đầu tiên không thể không nhắc đến khi nói về in lụa áo thun là: kỹ thuật in lụa áo thun cho ra chất lượng sản phẩm rất cao mà giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm có cùng chất liệu nhưng sử dụng các công nghệ in khác. Với cùng một máy in, các chủ xưởng in có thể in nhiều loại sản phẩm ở các chất lượng vải khác nhau mà không cần đầu tư thêm nhiều máy móc chuyên dụng khác. Ngoài ra, in lụa có thể in cùng lúc với số lượng lớn, từ đó tối ưu hóa được vấn đề kinh tế và kỹ thuật ở mức cao nhất của các chủ xưởng in.
+ Công nghệ in lụa sử dụng rất đơn giản:
Công nghệ in lụa áo thun rất đơn giản. Tùy thuộc vào loại mực và loại vải mà có thể tạo ra được sản phẩm với hình in khác nhau. Ví dụ: loại vải có màu trắng, sáng thường được sử dụng hình thức in mực nước để tạo ra được hình ảnh sắc nét, mảnh mai. Loại vải có màu sẫm tối hoặc đen, thường được sử dụng hình thức in mực dẻo để hình in được láng mịn, bền màu… Công nghệ này cho phép bạn có thể in trên nhiều loại vải, đặc biệt bạn có thể in lên vải cotton 65% hoặc thậm chí là cotton 100% mà các kỹ thuật in khác khuyến cáo không nên sử dụng. Điều này có thể tạo cho chiếc áo của bạn vừa có cảm giác thoải mái, dễ chịu vừa tạo tính thẩm mĩ cao.
+ Tạo ra những mẫu áo có màu sắc nổi bật đặc biệt
In lụa áo thun có màu sắc đặc biệt nổi bật, được phủ bởi một lớp lụa dẻo với độ co giãn cao và độ bóng tốt nên rất bền màu và sẽ bắt mắt người xem ngay từ lần nhìn đầu tiên. Với việc sử dụng áo thun ở tầng suất cao thì in lụa là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Vì thời gian sử dụng lâu, ít bong tróc, không phai màu, đây chắc hẳn điều mà bất cứ ai cũng muốn hướng tới.
+ Có thể in với số lượng lớn
Khi muốn in số lượng lớn, xưởng in lụa giá rẻ vẫn đảm bảo được chất lượng bản in hài hòa và thống nhất về màu sắc (đều màu nhau).
Dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật và được đánh giá khá cao nhưng in lụa áo thun cũng có một vài nhược điểm nhỏ, tuy nhiên điều đó không đáng kể. Mặc dù có thao tác và kỹ thuật in khá đơn giản nhưng in lụa áo thun đòi hỏi thợ in phải có kỹ thuật cũng như tay nghề cao, để tạo được sản phẩm tốt và sắc nét đến tay khách hàng.
Ngoài ra, đối với kỹ thuật này màu in cũng bị giới hạn. Đồng thời, khi bạn phơi áo thun in lụa dưới ánh nắng mặt trời gay gắt thì hình in dễ bị dính mặt lại với nhau, về lâu dài sẽ gây nên hiện tượng bị bong tróc mặt của hình in áo thun. Nhưng điều này được giải quyết khá đơn giản là lúc phơi áo, bạn hạn chế không để hình in chạm vào nhau là được. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xảy ra khi hình in có kích thước lớn, đối với hình in nhỏ thì không bị ảnh hưởng.