In lụa cao cấp là một kỹ thuật in bằng cách sử dụng màn lụa để chuyển mực lên bề mặt vải in. Lưỡi cọ di chuyển trên mặt màn lụa để lấp đầy những lỗ lưới lọt màu với mực in, và một lần vuốt mực ngược lại sau đó trên bề mặt lụa để mực in bám vào bề mặt vải ngay lập tức theo bề mặt tiếp xúc. Quá trình này diễn ra giúp mực bám được lên bề mặt vải và vải sẽ giữ được mực lại khi cọ quét qua bề mặt. Với bất kỳ phương pháp in nào cũng vậy, mực in luôn là thành phần không thể thiếu. Nhưng có phải loại mực nào sử dụng để in lụa cao cấp cũng được không? Đâu mới là loại mực in lụa tốt nhất? Hãy cùng Tatun tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1/ Các loại mực in lụa cao cấp phổ biến
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mực in. Tuy nhiên mỗi loại mực đều có đặc điểm và phù hợp nhất định đối với từng chất liệu.
Có 5 loại mực in cơ bản nhất mà bạn cần phải biết là:
– Mực in gốc nước (còn gọi là mực nước):
Các loại mực gốc nước có đặc tính hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường. Dễ tan khi ở nhiệt độ cao từ 50-60 độ C, với nhiệt độ thấp hơn 25 độ C sẽ khó tan hơn.
Loại mực này có thể dùng để in trực tiếp lên các chất liệu làm từ xenluloza như sợi bông, vải lụa,.. Khi sử dụng mực nước, nước đóng vai trò là dung môi, dùng để pha loãng hoặc tẩy rửa mực, vì vậy mà sau khi in, nước bay hơi sẽ làm mực khô theo nhiệt độ thường mà không cần thông qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.
– Mực in gốc dầu:
Mực in gốc dầu do được điều chế từ mỏ dầu nên có mùi dầu đặc trưng, mùi mực nặng hay nhẹ tùy loại. Trong các loại mực dầu có mực UV, Plastisol hay eco-sloven thường có mùi nhẹ hơn và được đặt tên riêng vì đã qua xử lý trung gian tạo ra các đặc trưng khác nhau. Mực dầu có đặc điểm bám vải tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại lại cao hơn.
– Mực in Plastisol ( gốc dầu nhẹ):
Mực Plastisol có mùi nhẹ nên thường khi ngửi sẽ khó nhận ra là mực gốc dầu, nhưng khi lau bản hay dùng dung môi pha thì sẽ lộ ra là gốc dầu. Mực Plastisol có ưu điểm tạo bề mặt in đẹp, bám tốt và bóng hơn mực nước nhưng có thể làm mờ tùy theo nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó vẫn có chút nhược điểm là phải xử lý trong nhiệt độ 160 độ C sau khi in với thời gian ít nhất 10s tùy theo độ dày. Nếu không qua bước xử lý mực sẽ bở ra rất xấu.
– Mực UV:
Mực UV là mực gốc dầu có đặc tính là phải sấy bằng tia UV (tử ngoại) thì mới chết mực. Loại mực này có thể dùng in trên nhiều chất liệu và độ bám tốt.
– Mực in Sublimation:
Đây là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt, sau khi in lên một tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang một bề mặt khác, mực sẽ bám lên bề mặt ấy.
2. In lụa cao cấp nên sử dụng loại mực in nào tốt nhất?
Đối với in lụa cao cấp, chúng ta cần chọn đúng loại mực để giúp sản phẩm sau khi hoàn thành được đảm bảo chất lượng. Có 2 loại mực phổ biến được dùng để in lụa cao cấp đó là:
– Mực gốc nước
Trong kỹ thuật in lụa hiện nay, có thể thấy mực in gốc nước được sử dụng rất rộng rãi bởi có nhiều điểm nổi bật. Mực nước có thành phần bao gồm mực trắng (dẻo), mực trong tạo độ bóng và pigment hay còn gọi là cốt màu. Sau khi thực hiện công đoạn in, nước sẽ bay hơi và làm khô mực, theo quan sát thì sau 24h mực sẽ khô hẳn. Nếu muốn mực khô nhanh hơn có thể dùng máy sấy.
Đặc biệt, mực gốc nước dùng in lụa rất an toàn với sức khỏe của con người. Mực in lên áo đảm bảo độ mềm mại, góp phần tạo ra những chiếc áo thun đẹp.
– Mực gốc dầu
Mực gốc dầu dùng in lụa cao cấp lên áo sẽ không thể nào khô tự nhiên được. Tuy nhiên đây cũng có thể xem là ưu điểm khi không gây ra hiện tượng bít bản. Độ bám của mực ở trên vải được đánh giá là khá tốt, tốt hơn hẳn so với mực gốc nước. Đồng thời hiệu ứng đổ bóng hay in nổi cũng nhiều hơn giúp áo thun trở nên chất lượng hơn.
3. Tại sao lại dùng mực Plastisol để in lụa cao cấp?
Trong số những loại mực mà xưởng in lụa cao cấp hay sử dụng có lẽ là mực Plastisol là loại mực được dùng phổ biến hơn cả. Plastisol là mực gốc dầu nhẹ được chế biến từ dầu mỏ. Loại mực này dễ sử dụng, không khô gây tắc lưới, có độ bền cao và tạo ra được nhiều hiệu ứng đặc biệt trong kỹ thuật in ấn.
Mực in lụa cao cấp Plastisol có thể in được trên mọi loại vải, mọi chất liệu cùng khả năng bám hình rất tốt, chất lượng ổn định. Đặc biệt, mực không chứa chì rất an toàn cho người sử dụng, nhất người có làn da nhạy cảm như trẻ em, trẻ sơ sinh.
Tóm lại, có nhiều loại mực có thể áp dụng in lụa nhưng mực Plastisol vẫn được ưu tiên dùng hơn cả. Từ những đặc điểm về cấu tạo và thành phần chất nên khi quyết định sử dụng mọi người vẫn nên tìm hiểu kỹ những lưu ý và cách sử dụng. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích cần thiết. Chúc bạn luôn có những sản phẩm in ấn thật đẹp! Nếu bạn đang tìm kiếm xưởng in lụa giá rẻ thì liên hệ với Tatun để được tư vấn chi tiết.