Những lưu ý quan trọng về kỹ thuật in lụa cao cấp

Bạn có biết in lụa đang là kỹ thuật in được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in ấn và may mặc. Kỹ thuật in lụa cao cấp được sử dụng để in logo, hình ảnh,… trên áo thun, áo đồng phục hay các chất liệu khác nhau như: Chén, dĩa, thùng nhựa,… Đó cũng chính là lý do kỹ thuật in lụa được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để củng cố thêm nhiều kiến thức hữu ích về phương pháp in này, hãy cùng Tatun khám phá nhanh những lưu ý quan trọng của kỹ thuật in lụa cao cấp trong bài viết dưới đây.

In lụa là gì?

In lụa là kỹ thuật in ấn có sử dụng khuôn in, để định vị hình in, sau đó dùng thanh gạt để gạt đều mực in, cho thấm qua lưới in mục đích nhằm bề mặt cần in bám được mực in. Kỹ thuật in lụa xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1925 ở phương Tây. Và cho đến nay, in lụa đã trở thành một trong những phương pháp in ấn phổ biến nhất.

kỹ thuật in lụa cao cấp
kỹ thuật in lụa cao cấp

kỹ thuật in lụa cao cấp hiện nay có thể thao tác thủ công, tự động hay bán tự động. Nhưng dù có thực hiện theo phương pháp nào đi nữa thì các xưởng in lụa cao cấp cũng cần đầy đủ: Vật liệu cần in (Có thể là giấy, vải thun, thủy tinh, kim loại, vật liệu da,…);  khuôn in; lưới in; mực in; thanh gạt; bàn in.

Kỹ thuật in lụa có ưu điểm là màu sắc in có tính thẩm mỹ cao, in được trên nhiều chất liệu khác nhau, quy trình in ấn đơn giản và đặc biệt là chi phí in rẻ. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng in ấn thì xưởng in lụa cần lưu ý một số công đoạn khi in.

Những lưu ý về kỹ thuật in lụa cao cấp

+ Lưu ý trong công đoạn pha mực in

Công đoạn pha mực in đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng thành phẩm in. Kỹ thuật in lụa cao cấp dựa trên 2 phương pháp tạo mào, đó là: Tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ. Bằng cách pha trộn các ánh sáng có màu ta được cách tổng hợp màu cộng; còn với cách tổng hợp pha màu trừ ta lại dùng cách pha trộn các vật thể có màu với nhau. 4 nguyên tắc pha mực in dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra màu mới theo ý muốn.

Pha màu mực in lụa
Pha màu mực in lụa

Một là, nếu pha 2 màu khác nhau trên vòng tròn mà chúng càng xa nhau thì ta được một màu càng tối. Và ngược lại, màu pha sẽ càng sáng nếu 2 màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.

Hai là, muốn làm sáng màu nên pha nhạt mực đậm. Còn muốn làm tối màu thì pha thêm màu đen.

Ba là, khi pha các màu nhạt với nhau, ta được màu trong và sáng. Còn khi pha các màu đậm với nhau, ta được màu đậm và có chiều sâu hơn.

Bốn là, hạn chế các cách pha mực in lụa trên vải. Vì chúng có thể làm giảm các tiêu chuẩn kỹ thuật của mực.

+ Lưu ý trong công đoạn pha keo mực

Pha keo mực là công đoạn tiếp theo bạn cần lưu ý trong kỹ thuật in lụa cao cấp. Do đặc tính của keo PVA sau khi nấu xong sẽ trở thành các tinh thể tan đều trong nước. Vì thế, bạn cần quan sát đến độ sệt của keo. Nếu keo lỏng quá thì khi tráng lên khung sẽ bị nhão, còn sệt quá lại khó phủ bề mặt lụa đều. 

Vệ sinh lưới lụa
Vệ sinh lưới lụa

Bên cạnh đó, khu vực tiến hành pha keo phải tránh ánh đèn neon hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

+ Tẩy rửa lưới in lụa đúng kỹ thuật

Sau khi in xong, lưới in bám rất nhiều hóa chất, mực in. Vì thế, trước khi in một mẫu in mới, bạn cần tẩy rửa kỹ lưới in. Đồng thời phải thực hiện tẩy rửa lưới in đúng kỹ thuật, để không ảnh hướng để chất lượng của các mẫu in sau.

Cách tốt nhất để tẩy rửa lưới in lụa là dùng bột tẩy chuyên dụng; có thể là: Bột nhão, bột nước, bột hạt.

– Bột nhão: Rửa qua khung lụa bằng nước rồi bôi bột lên 2 bề mặt keo chụp bản, sau 5 phút thì xịt rửa bản.

– Bột hạt: Pha nước theo tỷ lệ hướng dẫn sử dụng, để tạo thành dung dịch. Sau đó, ngâm khung lụa trong dung dịch này khoảng 15 phút.

– Bột nước: bôi lên bề mặt lưới lụa, xịt rửa bản sau 10 phút.

– Ngoài phương pháp này ra, bạn còn có thể dùng thuốc tím, để làm sạch lưới in. Cách thực hiện như sau:

+ Giặt và xả lưới lụa in bằng xà bông.

+ Dùng chổi quét, phết đều dung dịch thuốc tím trên hai mặt lưới lụa, cho đến khi lưới lụa chuyển sang màu nâu thì dừng lại. Tiếp đó, quét dung dịch axit oxalic loãng trên mặt lưới lụa.

+ Cuối cùng, giặt lại lưới lụa bằng nước.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tím bạn cần đặc biệt lưu ý đến phản ứng giữa thuốc tím và axit oxalic, có hiện tượng bốc khói mạnh. Khói này tương đối độc với cơ thể.

Hy vọng, với những chia sẻ về kỹ thuật in lụa cũng như những lưu ý quan trọng về kỹ thuật in lụa cao cấp đã giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phương pháp in đang được ứng dụng rất phổ biến này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đều có thể liên hệ với xưởng in lụa giá rẻ của chúng tôi, để được đội ngũ tư vấn kịp thời.