Quy trình in lụa của xưởng in lụa cao cấp như thế nào?

In lụa là kỹ thuật in truyền thống có cách in đơn giản, màu sắc in hài hòa cho ra những thành phẩm đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, Không phải ai cũng am hiểu về in lụa cũng như quy trình in. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn quy trình in lụa của xưởng in lụa cao cấp để các bạn có thể nắm rõ thêm.

Kỹ thuật in lụa cao cấp
Kỹ thuật in lụa cao cấp

In lụa là một hình thức in trong kỹ thuật in ấn. Vốn dĩ gọi là in lụa, bởi giới thợ in trong ngành đặt ra khi thấy bản lưới của khuôn in này được làm bằng lụa và được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in túi vải, in áo thun,..

Sau này, bản lưới lụa dần được thay thế bởi các vật liệu khác nhau vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại thì tên gọi của in lụa được mở rộng thành in lưới.

Nguyên lý của quá trình in lụa

In lụa cao cấp có nguyên lý in tương tự với nguyên lý của cách in mực dầu trên giấy nến. Phương pháp in này sẽ sử dụng loại hóa chất chuyên dùng để  chặn kín một số mắt lưới, chỉ còn lại một phần mực in được thấm qua lưới in và in lên sản phẩm.

Rất nhiều loại vật liệu có thể áp dụng phương pháp in này như: vải, giấy, gỗ, kim loại, nylon, thủy tinh,.. Đặc biệt, phương pháp này còn có thể thay thế cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm.

Các kỹ thuật được sử dụng trong in lụa cao cấp

Các kỹ thuật in lụa dựa trên phương pháp dùng khuôn in như:

– In lụa trên máy in tự vận hành

– In lụa trên bàn in thủ công

– In lụa trên bàn in có cơ khí hóa có một vài thao tác

Hình dạng khuôn in lụa được chia thành 2 loại:

– In sử dụng khuôn lưới thẳng

– In sử dụng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Đối với cách in, chúng ta cũng chia ra làm 3 cách khác nhau là:

– In trực tiếp: Kiểu in này áp dụng trên các mặt hàng có màu nền là màu nhạt hoặc màu trắng. Màu in thành phẩm sẽ không bị tác động bởi màu nền.

– In phá gắn: Đây là cách in cho những mặt hàng có màu. Mực in bắt buộc phải phá được màu của nền và làm dính được màu muốn in lên sản phẩm.

– In dự phòng: Phương pháp này cùng dùng in lên hàng có màu nhưng không thể áp dụng được hình thức in phá gắn.

Quy trình in lụa của xưởng in lụa cao cấp

Kỹ thuật in lụa đang ngày càng phát triển, các xưởng in lụa cao cấp chủ yếu sử dụng phương pháp in lụa thủ công và in bằng máy hiện đại. Tùy thuộc vào mỗi sản phẩm và yêu cầu của khách hàng mà chúng ta lựa chọn cách in cho phù hợp. Nhưng dù in bằng cách nào thì cũng đều phải nắm rõ một số quy tắc như:

– Công đoạn chụp film

– Công đoạn chụp bản

– Công đoạn in lụa trên áo

– Tiến hành phơi để hoàn tất quá trình in

in lụa
in lụa

Các bước tiến hành in lụa cao cấp:

Bước 1: Pha keo

Keo PVA sau khi đã nấu xong sẽ đựng vào chai thủy tinh. Cần lưu ý đến độ sệt của keo, bởi điều này sẽ giúp cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không. Nếu keo lỏng tráng lên khung sẽ bị nahox, nếu sệt quá thì phủ lên sẽ không đều. Môi trường khi tiến hành pha keo nên ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.

Bước 2: Tẩy khung in lưới

– Đầu tiên vắt sạch hết mực còn lại trong khung, dùng giẻ thấm dầu hôi hoặc xăng để chùi sạch mực trên khung, nếu không có thể dùng xà bông cũng được. Nếu vẫn không sạch có thể dùng xăng xiclohexanol để tẩy. Công đoạn này nhằm làm sạch mực và vết băng keo, sơn,.. ở trên khung

– Tiếp theo rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng dụng cụ làm ướt thấm và xoa đều lên khung cho thấm vào keo PVA.

– Rắc axit oxalic lên khung, dùng giẻ ướt xoa đều và mạnh tay để keo PVA tróc ra và trôi đi. Sau khi rửa sạch khung thì đem đi phơi khô. Tốt nhất nên rửa và tẩy khung liền sau khi in để kéo dài tuổi thọ cho khung in.

Bước 3: Tiến hành in lụa cao cấp

In lụa đẹp nhờ thợ in có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm
Tiến hành in lụa

Chuẩn bị bàn chụp lụa, khung lụa đã rửa sạch, keo pha sẵn, máy sấy, máng tráng keo, phim hoặc bản in giấy can của hình cần chụp.

– Tráng keo

– Chụp bản: Đặt phim lên bàn chụp, áp khung lên phim rồi căn chỉnh cho phù hợp. Sau đó lót tấm vải đen lên mặt trong của khung, đặt tấm xốp đè lên tấm vải, đặt tấm kính lên tấm xốp, dằn đá lên trên và bật đèn chụp.

– Pha mực: Chuẩn bị mực in phù hợp với chất liệu in, sau đó tiến hành pha để in ra được hình ảnh chất lượng.

– In thử và canh tay kê: Dán tay kê lên một tấm bìa cứng, gắn một tờ giấy in thử vào và cố định lại bằng keo. Lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơ, sau đó bạn có thể kiểm tra trước sản phẩm của mình.

– In sản lượng: Sau khi in thử đánh giá chất lượng, nếu bạn thấy bản thử đã đạt chất lượng thì bạn bắt tay vào tiến hành in hàng loại.

Bước 4: Rửa khung

Cuối cùng sau khi kết thúc quy trình in lụa hãy gỡ phim ra và vệ sinh khung thật kỹ để chuẩn bị cho những lần in sau.

Với những tiến bộ khoa học thì đã có nhiều phương pháp in hiện đại hơn được ra đời hiện nay như in chuyển nhiệt, in offset, in phun, in kỹ thuật số,.. Tuy nhiên, các xưởng in lụa vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ những ưu điểm vượt trội mà kỹ thuật này có được.