Sự khác nhau giữa in lụa và in chuyển nhiệt trên áo đồng phục

In lụa và in chuyển nhiệt là 2 phương pháp in áo thun được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn kỹ thuật in nào, thì bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải tỏa vướng mắc trên.

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 phương pháp in lụa và in chuyển nhiệt, bạn cần hiểu được thế nào là in lụa và thế nào là in chuyển nhiệt?

  • In lụa là gì?

In lụa hay còn gọi là in lưới, là kiểu in mà các hình in được làm trên các khung lưới chuyên dụng. Trong in lưới mỗi 1 màu sẽ được in bằng các bảng khác nhau.

Có thể hiểu đơn giản như nếu bạn muốn in mẫu áo có 3 màu: Xanh, đen, đỏ thì bắt buộc khi in áo người thợ sẽ phải làm 3 bảng lưới tương ứng với 3 màu. Trên bảng màu xanh sẽ in tất cả các họa tiết màu xanh và cũng tương tự với 2 bảng màu còn lại.

  • In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt thực chất là phương pháp in kỹ thuật số được áp dụng cho giấy và một số vật liệu khác trong đó có quần áo. 

In chuyển nhiệt trong in áo thun được chia thành hai công đoạn chính. Một là in hình ảnh lên giấy in chuyển nhiệt (hay giấy in nhiệt), hai là ép nhiệt để chuyển những hình ảnh đã in từ giấy in chuyển nhiệt ra vật liệu cần in. 

In chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt

2/ Sự khác nhau giữa in lụa và in chuyển nhiệt trên áo đồng phục

  • Nguyên lý hoạt động của in lụa trên áo đồng phục

– In lụa trên áo đồng phục sử dụng mực in thông qua khuôn in, để tạo thành hình hay chữ in trên áo. Người thợ sẽ dùng dao cao su gạt đều qua khuôn in sau khi mực được đổ vào đây, mục đích để một phần mực in thấm qua được lưới in, một phần lưới in được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng, để tạo thành hình in theo yêu cầu.

– Mực in sử dụng để in áo đồng phục khá đa dạng. Thường thì người ta sẽ ưu tiên sử dụng các loại mực gốc dầu và mực nước. Bởi, đây là 2 loại mực có tính linh động cao khi có thể in tốt trên nhiều chất liệu vải khác nhau.

– Với sự phát triển của máy móc, in lụa thủ công đang dần được thay thế bằng kỹ thuật máy in lụa trên áo đồng phục. 

  • Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt trên áo đồng phục

– Như đã phân tích ở trên, in chuyển nhiệt muốn thực hiện được trên quần áo cần phải trải qua một khâu trung gian. Đó là in lên trên một loại giấy gọi là giấy chuyển nhiệt. Sau đó, thợ xưởng in lụa sẽ dùng máy ép nhiệt có nhiệt độ cao để mực in bay hơi và thấm vào sợi vải. Tiếp đến là ép sát ở hai bề mặt, để chuyển hình in từ giấy sang bề mặt vải cần in.

– Hiện nay, có 2 kỹ thuật in chuyển nhiệt trên áo đồng phục phổ biến là in chuyển nhiệt bằng máy in phun và in chuyển nhiệt bằng máy in offset. Với kỹ thuật in chuyển nhiệt bằng máy in phun, chi phí đầu tư ban đầu không nhiều nhưng có hạn chế là tốc độ in chậm, khó in được số lượng lớn, chi phí in cao. Vì thế, phương pháp này chỉ thích hợp với in áo đôi, áo lớp, áo nhóm có số lượng ít.

– Còn công nghệ in chuyển nhiệt bằng máy in offset, cho phép sản xuất được số lượng áo lớn nhờ vào tốc độ in nhanh và chất lượng hình in cũng đạt chuẩn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và làm khuôn mẫu khá cao và đắt đỏ.

3/ In lụa và in chuyển nhiệt trên áo đồng phục có ưu, nhược điểm gì?

  • Xét về mặt ưu điểm:

+ In lụa

– Ưu điểm dễ thấy nhất của in lụa đó là thao tác thực hiện đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, chi phí in được tiết kiệm đáng kể.

– Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho trang thiết bị máy móc cũng không cao, phù hợp với các xưởng in lụa giá rẻ nhỏ lẻ không có nhiều vốn đầu tư ban đầu.

In lụa cao cấp
In lụa cao cấp

– Đặc biệt, in lụa có thể in được số lượng lớn với thời gian in nhanh chóng, cho chất lượng hình in khá ổn và đẹp, có màu sắc trung thực, rõ nét.

+ In chuyển nhiệt

– In chuyển nhiệt là phương pháp in hiện đại hơn, có thể thực hiện được các hình in có chi tiết phức tạp với độ nét cao. Đây là điểm cộng rất lớn khi mà yêu cầu của các mẫu áo đồng phục ngày nay không chỉ là trang phục mặc lên người mà còn giúp quảng bá hình ảnh của đơn vị.

– Hơn nữa, in chuyển nhiệt cũng khác phục được hạn chế của in lụa khi có thể in được nhiều màu sắc khác nhau. Đồng thời, hình in đạt độ bền màu cao.

  • Nhược điểm

+ In lụa

– Do mỗi khuôn in sẽ tương ứng với 1 màu nên phương pháp in này bị hạn chế về số lượng màu sắc khi in.

– Ngoài ra, độ bền của hình in không cao, dễ bị bay màu theo thời gian khi sử dụng nhiều.

+ In chuyển nhiệt

– In chuyển nhiệt khó in trên vải có hàm lượng cotton cao. Thêm vào đó, phương pháp in này còn bị hạn chế khi in trên nền vải tối, chỉ thích hợp khi in trên nền vải sáng.

– Chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc và khuôn in khá lớn nên sẽ tương đối khó khăn cho những người muốn mở xưởng in nhưng có vốn ít.

Áo thun
Áo thun

Hy vọng, với những phân tích trên đây đã giúp bạn hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa in lụa và in chuyển nhiệt trên áo đồng phục để từ đó lựa chọn được giải pháp in tối ưu nhất cho công việc của mình. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề gì, thì liên hệ với xưởng in lụa cao cấp Tatun để được tư vấn chi tiết nhất.