Trước khi tiến hành quy trình in lụa, chúng ta cần chuẩn bị bước pha mực in lụa để giúp màu sắc trở nên đẹp hài hòa và đúng chuẩn với nhu cầu về hình ảnh cần in. Mực để in lụa cao cấp thường đặc hơn so với những loại mực in phun, in offset. Vì vậy mà chúng ta phải biết cách pha mực để mực lên màu được chuẩn và đẹp nhất.
1. Khái niệm về màu sắc
Chúng ta vẫn luôn biết rằng, trong bóng tối mọi vật thể đều là màu đen. Bởi vậy, màu sắc không chỉ là tính chất tự có của vật chất, mà nó còn phụ thuộc vào ánh sáng. Ở đâu không có ánh sáng thì ở đó không có màu.
Ánh sáng từ mặt trời là một chùm bức xạ sóng điện từ có các bước sóng khác nhau. Khi cho ánh sáng trắng đi qua một lăng kính sẽ nhận được một dải màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím. Hiện tượng này trong tự nhiên chúng ta có thể bắt gặp khi ánh sáng mặt trời đi qua không khí có nhiều hơi nước tạo thành cầu vồng.
Khi ánh sáng chiếu lên một vật thể, bề mặt vật thể sẽ hấp thụ một số bức xạ có bước sóng này và phản chiếu một số bức xạ có bước sóng kia. Nếu nó hấp thụ các bức xạ mỗi thứ một ít thì sẽ thấy vật thể ấy màu trắng. Còn nếu nó hấp thụ toàn bộ bức xạ sẽ thấy vật thể màu đen. Nếu hấp thu ở mức trung bình thì vật thể có màu xám. Như vậy, màu sắc của vật thể là tổng hợp các bức xạ có bước sóng khác nhau mà bề mặt của nó phản chiếu.
2. Các hình thức tạo màu in lụa
Các hình thức tạo màu hay còn gọi là hình thức tổng hợp màu sắc. Có 2 phương pháp tổng hợp màu đó là tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.
– Tổng hợp màu cộng: Tạo nên màu mới bằng cách pha trộn ánh sáng có màu.
Ví dụ: chiếu ánh sáng lục và ánh sáng đỏ lên một tấm phông ta sẽ nhận được màu trắng. Ở một hình thức khác, chúng ta cũng sẽ nhận được những màu mới bằng cách pha trộn các vật thể có màu.
– Tổng hợp màu trừ: Tạo ra màu mới bằng cách pha trộn các vật thể có màu.
Chẳng hạn như khi đặt một tấm kính đỏ lên tấm kính màu lục ta sẽ nhận được màu xám. Kết quả này tương tự như việc pha trộn mực hay in chồng màu.
Như vậy, hai phương pháp trên là hoàn toàn khác nhau và không được lẫn lộn. Theo quy định trên vòng tròn màu, nếu pha hai màu cách xa nhau sẽ cho ra một màu tối, còn pha hai màu gần nhau sẽ cho ra màu sáng trong.
3. Khái niệm về in chồng màu
Theo lý thuyết màu: với ba màu cơ bản vàng, đỏ, lam phối hợp với nhau theo các tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra tất cả các màu tự nhiên.
Để in hình ảnh nhiều màu, chúng ta phải cho mỗi màu đơn sắc có góc độ xoay tram khác nhau chứ không để điểm tram của màu này chồng khít lên điểm tram của màu kia. Bởi nếu chồng lên nhau như vậy ta chỉ nhận được những hình ảnh có màu xám tối. Ở những vùng sáng, điểm trạm nằm tách rời và kế cận nhau nên mắt ta sẽ nhận được màu theo hình thức tổng hợp cộng. Ngược lại, ở vùng tối của hình ảnh, các điểm trạm bị bít nên có phần bị chồng lên nhau. Theo nguyên tắc: khi các điểm trạm bị chồng lên nhau thì màu sắc sẽ tạo được sẽ theo hình thức tổng hợp trừ.
Trong thực tế, khi chồng cả 3 màu cơ bản lên nhau cũng không cho ra được màu đen hoàn toàn. Vì thế để tăng độ tương phản cho vùng tối, ta cần in thêm một màu đậm thứ 4, đó là màu đen.
4. Cách pha mực in lụa trên vải
– Hai màu bù nhau sẽ nằm ở 2 cực đối diện nhau 180 độ trên vòng tròn màu. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha từ 2 màu khác nhau trên vòng tròn sẽ càng tối khi 2 màu này cách xa nhau. Ngược lại, màu pha sẽ sáng nếu 2 màu hợp thành nằm gần nhau.
Ví dụ: Muốn có màu xám ta có thể pha màu đen với bất kỳ màu nào trong vòng màu. Như vậy, màu đen có tác dụng làm gia tăng độ đậm nhạt của màu xám.
– Khi muốn làm tối màu, chúng ta không thể pha thêm màu đen. Tuy nhiên có thể cẩn thận pha thêm một lượng rất ít mực đen cũng có thể đủ làm tối màu. Ngược lại, khi muốn màu sáng hơn thì cần pha nhạt màu mực đậm.
– Khi pha các màu đậm với nhau sẽ cho ra những màu đậm hơn và có chiều sâu hơn, còn pha các màu nhạt với nhau sẽ ra được màu trong và sáng.
– Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn sẽ thu được một màu ở giữa 2 màu đó. Màu nào đậm hơn sẽ gây ảnh hưởng nhiều hơn. Vì vậy lưu ý khi pha màu, ta nên cho dần mực màu đậm vào mực nhạt chứ không nên làm ngược lại.
– Khi pha mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được tất cả các sắc thái khác của màu mực đó. Nếu pha màu trắng trong sẽ ra được màu sắc trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.
Ví dụ: Một ít màu xanh dương với màu vàng cũng có thể cho ra màu lục. Một ít màu đỏ pha với vàng cũng có thể cho ra màu cam.
Pha mực in lụa bao giờ cũng cần tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật in lụa như: độ đậm nhạt, độ khô, độ trong,.. Vì vậy việc được đào tạo bài bản và thực hành nhiều lần sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia pha được mọi loại màu mực đẹp khác nhau. Như vậy, với những nội dung trên đã giúp bạn biết thêm về kinh nghiệm pha màu mực in lụa cao cấp. Đừng quên bắt tay vào thực hành ngay sau khi đọc được bài viết này nhé. Chúc các bạn thành công!