Công đoạn in lụa cần lưu ý những vấn đề gì?

In lụa là một trong những kỹ thuật in phổ biến và lâu đời nhất trong quá trình phát triển của công nghệ in ấn. Kỹ thuật in lụa có nhiều ưu điểm như giá thành tương đối, màu sắc in có tính thẩm mỹ cao, in được trên nhiều chất liệu và quy trình in ấn khá đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì trong công đoạn in lụa cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng Tatun theo dõi qua bài viết sau đây nhé!

In lụa hay còn được gọi là in lưới, là một dạng kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến để in nhiều sản phẩm như: In áo, in tranh, in túi vải, in quần áo… Tên gọi này xuất phát từ lúc mới hình thành kỹ thuật in này, bản lưới khuôn in được làm bằng tơ lụa.

Và cho đến hiện nay bản lưới này được thay thế bằng rất nhiều chất liệu khác nhau, có thể là vải hoặc lưới kim loại. Chính vì thế kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi khác đó là in lưới.

Nguyên lý in lụa

In lụa dựa vào nguyên lý tương tự như cách in mực dầu trên giấy nến. Ở phương pháp in lụa thì những mắc lưới sẽ được chặn kín lại bởi hóa chất chuyên dùng trong in ấn. Duy chỉ có phần mực in được thấm qua lưới và in trực tiếp lên sản phẩm cần in.

Có rất nhiều dạng vật liệu sử dụng kỹ thuật in này như: in vải, gỗ, giấy, thủy tinh, đồng hồ, và một số sản phẩm kim loại…Ngoài ra, phương pháp này khá tiện lợi và dần thay thế phương pháp vẽ men trong sản xuất gạch men hoặc đồ gốm sứ. Để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng trong đời sống hằng ngày hoặc những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Xưởng in

Các kỹ thuật trong in lụa

+ Dựa vào khuôn in: In lụa trên bàn in thủ công, in lụa cơ khí hóa một vài thao tác, in lụa trên máy in tự động.

+ Dựa trên hình dạng của khuôn in: Sử dụng khuôn lưới phẳng và in sử dụng khuôn lưới tròn.

+ Đối với cách in, được chia thành 3 loại:

In trực tiếp: Áp dụng trên những sản phẩm có màu nền nhạt, màu trắng. Màu in của sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng bởi màu nền.

In phá gắn: Đây là cách in dùng cho những vật có màu nền. Mực in đảm bảo nổi bậc, phá được  màu nền và làm dính được màu cần in lên sản phẩm.

In dự phòng: Dùng trên mặt hàng có màu nhưng không thể sử dụng phương pháo in phá gắn.

Công đoạn in lụa cần lưu ý những vấn đề gì?

Bất cứ công việc gì cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình tỉ mỉ, cẩn thận để tạo ra kết quả tốt nhất đặc biệt là ở các xưởng in lụa giá rẻ. Tương tự như thế, đối với in ấn cũng như vậy, các bước tiến hành cũng thật cẩn thận để có những sản phẩm hoàn hảo nhất đến tay khách hàng. Vì vậy, cần lưu ý một số điểm quan trọng trong công đoạn in lụa để đảm bảo được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, đó là:

1. Pha keo

Pha keo là công đoạn quan trọng trong in lụa. Sau khi nấu xong keo PVA, các tinh thể đã tan đều trong nước và được chứa trong chai thủy tinh. Khi pha keo bạn nên chú ý đến độ dẻo của keo, bởi nó quyết định độ tráng keo lên khung dễ hay khó. Giả sử keo lỏng quá thì tráng khung sẽ bị nhão, còn nếu keo sệt quá thì việc phủ lên bề mặt khung sẽ khó hơn. Ngoài ra, bạn nên pha keo trong phòng tránh ánh sáng mặt trời, tránh ánh đèn chiếu vào trực tiếp.

2. Tẩy khung và vệ sinh khung sau khi in xong

Đối với khung sau mỗi lần in, bạn cần vét sạch mực còn sót lại bằng cách dùng khăn thấm dầu hôi, xăng hoặc xà phòng để vệ sinh sạch sẽ mực trên khung. Công đoạn này nhằm để làm sạch mực, cũng như những vết bẩn còn lại trên khung. Bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:

– Sử dụng một ít thuốc tím rải đều lên 2 mặt khung, sau đó thấm và xoa đều lên khung cho thấm vào keo PVA.

– Sử dụng Axit oxalic rồi dùng khăn ướt xoa mạnh để keo PVA bong ra. Rửa sạch và phơi khô khung.

Một lưu ý nhỏ khi vệ sinh khung đó là bạn nên dùng bột tẩy chuyên dụng cho trong việc tẩy chất bẩn. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, khung sẽ bền và không bị bào mòn. Khi giặt lưới bạn cần vệ sinh các mép lưới, vì ở đây là những vị trí bám bẩn khó chùi rửa nhất, lâu ngày sẽ làm lưới nhanh rách hơn.

Tẩy rửa lưới sau khi in
Tẩy rửa lưới sau khi in

3. Chụp khung lụa

Đối với  công đoạn chụp khung cần chuẩn bị gồm bàn chụp lụa, khung đã vệ sinh sạch sẽ, keo đã pha sẵn, máy sấy tóc, phim và bản ỉn. Bạn cần chuẩn bị thêm đá xanh và cục sắt khoảng 5 ký và tấm vải đen kích thước vừa với khung lụa, tấm xốp có độ dày 2cm, 1 tấm kính với kích thước bằng tấm xốp, và nước.

Kích thước hình in

Ở công đoạn này thì bước quan trọng nhất là chụp bản, chính vì thế bạn cần phải căn chỉnh đặt phim lên bàn chụp sao cho chuẩn nhất nhé.

Bài viết trên với những thông tin cơ bản về phương pháp in lụa cùng như những lưu ý trong công đoạn in lụa là gì? Hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích đến bạn. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ tiếp theo của xưởng in lụa Tatun để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.