Bạn đã từng nghe nhắc đến kỹ thuật in lụa lên áo thun chưa? Hay bạn đã từng nghe qua rồi nhưng vẫn chưa nắm rõ kỹ thuật in này và muốn tìm hiểu về nó. Vậy thì bài viết sau đây, Tatun sẽ hướng dẫn các bạn từng bước in lụa lên áo thun từ A-Z. Hãy tìm hiểu để không bỏ lỡ cơ hội lấy thêm kinh nghiệm in áo thun cho mình nhé.
In lụa – Kỹ thuật in phổ biến
In lụa lên áo thun là một trong những cách in được nhiều người sử dụng. In lụa được xuất phát do các thợ in đặt ra, khi sử dụng khôn in có lưới in làm bằng sợi tơ lụa.
Ngày nay, bản lưới lụa đa dạng hơn khi được mở rộng vật liệu làm ra như vải bông, vải sợi hoá học, thậm chí là kim loại nên được gọi thêm với một cái tên khác là in lưới.
Chất liệu áo thun để ứng dụng in lụa cũng được làm từ những sợi vải mềm mại nhất. Vì vậy khi nhắc đến in lụa, người ta sẽ có một cảm giác dễ chịu, gần gũi hơn.
In lụa hoạt động theo nguyên lý đơn giản như một quá trình in màu lên giấy nền. Một phần màu mực in sẽ được thấm qua bề mặt lưới in lên vải áo thun mà chúng đã chuẩn bị sẵn trước đó. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu như thuỷ tinh, gỗ, giấy,… nhưng được ưa chuộng sử dụng nhất vẫn là in hình, in logo lên áo thun.
Vì sao nên chọn in lụa khi in áo thun?
– Màu sắc thể hiện nổi bật: Không thể phủ nhận rằng kỹ thuật in lụa tạo ra những hình ảnh tinh tế, đẹp mắt và ấn tượng với người nhìn. Đây là ưu điểm khiến nhiều người đã lựa chọn sử dụng phương pháp này để in áo thun.
– Độ bền cao: Áo thun là loại áo được dùng phổ biến và có thể dùng hàng ngày. Với tần suất sử dụng liên tục như vậy thì việc in lụa sẽ giúp thời gian sử dụng kéo dài mà không bị bong tróc, phai màu. Đây chắc là điều mà người tiêu dùng nào cũng mong muốn khi sử dụng.
– Chi phí hợp lý: Mặc dù đây là kỹ thuật in thủ công, tốn công sức hơn dùng máy móc nhưng lại có thể in nhanh và in số lượng lớn nên giá thành rất rẻ so với các phương pháp in khác.
In lụa áo thun cần những gì?
Kỹ thuật in lụa lên áo thun hiện nay có thể làm thủ công, máy tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên dù in bằng cách nào thì vẫn phải đầy đủ các yếu tố sau:
– Vật liệu cần in: Áo thun
– Khuôn in: Là khung làm bằng gỗ hoặc kim loại có hình chữ nhật hoặc vuông (chọn tuỳ theo kích thước áo thun). Đây sẽ là dụng cụ chứa mực in và cho mực in đi qua thẩm thấu lên bề mặt áo.
– Phần lưới in: Lưới in được làm bằng sợi tơ lụa hoặc kim loại, vải bông,.. Tuy nhiên nó sẽ có 2 phần rõ ràng trong quá trình in, đó là: phần cho mực in đi qua và phần được bịt kín không cho mực in đi qua.
– Mực in: Mực in phải là loại mực có độ dẻo sền sệt, không phải lỏng như những loại mực khác. Thường mực in sẽ được sản xuất riêng mỗi hộp một màu cơ bản. Thợ in cũng có thể trộn giữa các màu theo tỷ lệ cơ bản để cho ra màu sắc mới theo ý muốn.
– Dao gạt: Dao gạt thường được dùng bằng cao su hoặc kim loại có tay cầm bằng gỗ, có kích thước dài ngắn khác nhau tùy vào kích thước khuôn in, được sử dụng để gạt mực in giúp mực thấm qua khuôn lưới in lên bề mặt vải áo.
– Bàn in: Bàn in là nơi đặt và cố định áo thun cần in. Thông thường bề mặt bàn in sẽ được tráng một dung dịch keo đặc biệt để áo không bị dịch chuyển lúc in.
Các bước kỹ thuật in lụa áo thun
Bước 1: Phân tích file thiết kế
– Bạn cần nhớ rằng in lụa cao cấp đạt chất lượng tốt nhất với những thiết kế đơn sắc.
– Mỗi một màu trên hình in, chúng ta sẽ xuất thành 1 bản phim trong suốt khác nhau.
– Cần thiết kế bằng file thiết kế, file vector.
Bước 2: Chuẩn bị khuôn in (Căng khung + Chụp bản)
– Đầu tiên cần chuẩn bị khuôn lưới làm khuôn in đã được về sinh sạch sẽ, phơi khô trước đó.
– Khung lưới sau đó sẽ được tráng kín dung dịch keo hay còn gọi là lên keo chụp bản sản phẩm trong điều kiện tránh ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn neon. Loại keo được sử dụng in lụa áo thun thường là keo chụp bản lưỡng tính dầu nước hoặc keo chịu nước.
– Sau khi khung keo được sấy khô sẽ tiến hành chụp phim. Phim được chụp bằng đèn hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
– Sau 1-3 phút chúng ta sẽ lấy khuôn ra và xịt nước lên. Những phần bị che sáng bởi bản phím sẽ không bám keo, do đó chúng sẽ dễ dàng tẩy đi bằng nước.
Bước 3: Tiến hành in lụa áo thun
– Trải phẳng và cố định áo thun lên bàn in
– Đặt khuôn vào vị trí cần in lên áo
– Kéo mực in và lặp lại tương tự với các màu khác cho đến khi hình in lên áo thun hoàn thành
Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết kỹ thuật in lụa lên áo thun để mọi người có thể nắm rõ. Hy vọng những điều trên sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn rõ hơn về phương pháp in này. Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết khác để mang về thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa cho mình nhé!