Khám phá kỹ thuật in lụa áo thun phổ biến hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ in, kỹ thuật in lụa tiên tiến bằng máy đã dần thay thế kỹ thuật in lụa thủ công, mang đến năng suất và chất lượng in ấn vượt trội. Hãy cùng Tatun khám phá nhanh kỹ thuật in lụa áo thun được ứng dụng nhiều nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.

Kỹ thuật in lụa áo thun
Kỹ thuật in lụa áo thun

Kỹ thuật in lụa áo thun được sử dụng phổ biến hiện nay:

Phương pháp in lụa trên áo thun là một dạng trong kỹ thuật in lưới với ưu điểm là có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau, màu in không bị lệch theo màu áo, không giới hạn số lượng in và đặc biệt là chi phí in rẻ hơn so với các kỹ thuật in khác. Kỹ thuật in lụa trên áo thun được chia thành 3 hình thức in:

1. In mực nước

In mực nước phù hợp với áo thun có màu sáng, mang đến hình ảnh sắc nét, giá thành rẻ. Bên cạnh đó, vì nguyên liệu sử dụng là mực gốc nước nên nó thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng. 

2. In mực dẻo (mực cao su)

in mực dẻo
in mực dẻo

Mực dẻo hay còn gọi là mực cao su là loại mực có thành phần gốc Acrylic và dung môi để pha mực là nước. Mực dẻo có đặc tính nổi bật là làm cho các sản phẩm có độ mềm mại, hình in sắc nét và bền màu, phù hợp với vải màu đen hoặc màu sẫm tối.

Các loại mực cao su được sử dụng để in lụa trên vải, in lụa áo đá banh, in áo thun với thành phần vải 100% polyester do không cần sấy ở nhiệt độ cao 100-120 độ C làm ảnh hưởng tới màu sắc và độ co rút của vải.

3. In hiệu ứng riêng

Hiệu ứng riêng
Hiệu ứng riêng

In nổi 3D, in ép nhũ, in nhung, in phản quang,…… In hiệu ứng riêng thường có giá thành khá cao nên chỉ áp dụng với những đơn hàng cao cấp hoặc do khách hàng yêu cầu đặt may.

Dù thực hiện bằng hình thức in lụa nào trên đây đi chăng nữa, thì kỹ thuật in lụa áo thun cũng dựa trên trên nguyên lý chung dưới đây.

Nguyên lý in lụa áo thun

In lụa trên áo thun dựa trên nguyên lý mực in thấm qua lưới, để tạo nên hình ảnh trên bề mặt vải. Mực in sau khi đổ vào khuôn in sẽ được người thợ dùng dao cao su gạt đều qua để giúp một phần mực in thấm qua được lưới in. Hình in được tạo thành nhờ một phần lưới in được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng. 

Như vậy, có thể thấy mực in đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật in lụa trên áo thun. Tùy thuộc vào chất liệu vải mà ta có cách chọn mực in khác nhau. In lụa trên áo thun chủ yếu dùng 3 loại mực: Mực in nước, mực in dầu và mực Plastisol. 

– Mực in nước: Có đặc điểm là có mùi nhẹ; dùng nước để lau bản và pha loãng.

– Mực in dầu: Được pha chế từ dầu mỏ nên có đặc điểm là mùi nồng; lau bản và pha loãng bằng dung môi gốc dầu.

– Mực Plastisol: Cũng được tạo thành từ gốc dầu nhưng nhờ vào thành phần polymer không có mùi khó chịu. Cùng với đó, vải có đặc tính mềm và dai, cần phải dùng máy sấy hồng ngoại mới chín mực được.

Quy trình in lụa áo thun

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu trước khi in

Tiến hành chuẩn bị khung và pha keo. Trước khi đổ mực in lên khuôn, khuôn cần được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô. Khung in có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. 

Bước 2: Xuất phim

Mỗi màu in với kích thước khác nhau sẽ được xuất một phim in khác nhau.

Bước 3: Chụp bản mẫu

Phim sau khi được xuất, sẽ được tiến hành chụp bản với những kỹ thuật chuyên biệt.

Bước 4: Pha mực

Tùy vào chất liệu in mà sử dụng loại mực in phù hợp. Vải cotton, polyester là loại vải dễ in, được sử dụng phổ biến để may áo thun có thể dùng hầu hết các loại mực để in. 

Bước 5: In thử và canh tay kê

Vải in thử được trải phẳng ra bàn in. Với vải màu tối, bạn cần in 1 lớp chống nhiễm, còn vải màu trắng sáng thì không cần. Sau đó, thợ in sẽ đổ mực có màu cần in lên khung lưới in đã có chụp bản rồi dùng miếng gạt để gạt cho mực thấm hết vải qua khuôn in. Để làm khô mực người ta dùng máy sấy.

Với 1 màu in sẽ được in 2 – 3 lần để đảm bảo sự mướt mịn của mực in. Hình in càng nhiều chi tiết, càng nhiều màu và in trên vải tối màu thì thời gian in càng lâu. Điều này đồng nghĩa với chi phí áo thun sản xuất ra cũng sẽ cao hơn.

Bước 6: In hàng loạt

Sau khi thấy mẫu in thử đạt được chất lượng thì tiến hành in áo thun với số lượng theo yêu cầu. Công đoạn in thử rất quan trọng vì nó sẽ giúp phát hiện những lỗi sai cần phải khắc phục trước khi in hàng loạt. 

Bước 7: Vệ sinh khung 

Sau khi hoàn tất quá trình in, người thợ sẽ gỡ phim ra và vệ sinh khung, phơi khô.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về kỹ thuật in lụa áo thun phổ biến nhất hiện nay. Nếu các bạn có nhu cầu in áo thun chất lượng, giá thành hợp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!