Kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục có điểm gì đặc biệt?

Kỹ thuật in lụa được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực in áo đồng phục. Phương pháp in lụa trên áo đồng phục có gì đặc biệt mà được ứng dụng nhiều đến như vậy? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển của kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục

Từ năm 1925, kỹ thuật in lụa đã được các nước châu Âu sử dụng trong ngành công nghiệp in ấn quần áo bởi cách thức thực hiện đơn giản. Bản chất của in lụa thủ công là dựa trên nguyên lý mực in thấm qua lưới và hình ảnh sẽ được in lên trên bề mặt vải. Đó cũng là lý do ngoài cái tên thông dụng là in lụa, phương pháp in này còn có tên gọi khác là in lưới.

Ngày nay, bên cạnh phương pháp in lụa thủ công người ta còn sử dụng đến máy in lụa áo đồng phục, để mang đến năng suất và hiệu quả cao hơn. Việc thiết kế bản in được thực hiện hoàn toàn trên máy tính dưới sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế đồ họa. Cùng với đó, ngoài khuôn in lưới người ta cũng sử dụng thêm vật liệu dạng tấm không thấm mực để kéo lụa gọi là dao gạt hồ. Dao gạt hồ có tác dụng đẩy, phất mực màu, mục đích nhằm giúp mực thấm được qua lưới in và mực sẽ bám lên vật liệu cần in.

Dù kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục đã được đổi mới hơn rất nhiều và còn được đánh giá là đơn giản hơn so với kỹ thuật in thủ công trước đây, nhưng về cơ bản để có được bản in đẹp thì vẫn đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và sự khéo léo.

Điểm đặc biệt của kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục:

  • Đa hình thể

Kỹ thuật in lụa giá rẻ trên áo đồng phục này có thể in trên các sản phẩm đa dạng về hình thể. Từ mặt phẳng đơn giản cho đến hình tròn, hình quạt,…

  • Đa dạng trên nhiều bề mặt khác nhau

Kỹ thuật in lụa có thể biến hóa đa dạng trên trên nhiều loại bề mặt khác nhau, từ dày đến mỏng, từ bề mặt gỗ đến vải áo. Ngoài áo đồng phục, kỹ thuật in lụa còn được sử dụng phổ biến khi in ấn hình ảnh, chữ trên thiệp mời, bao bì lớn nhỏ, tất cả các loại áo, giỏ xách, cặp học sinh, khăn choàng cổ, balo, thùng nhựa… 

  • Màu sắc thể hiện nổi bật

Kỹ thuật in lụa trên áo mang đến những hình ảnh tinh tế, đẹp mắt và vô cùng sắc nét. Đây cũng là một trong những lý do in lụa trên áo đồng phục được ứng dụng rất phổ biến.

  • Độ bền cao

Độ bền hình ảnh in trên áo đồng phục luôn được khách hàng đặc biệt quan tâm bởi tần suất sử dụng áo đồng phục là rất cao. Vậy nên, đòi hỏi hình ảnh in phải bền màu, không bị bong tróc khi giặt giũ, phơi. 

in áo thun đồng phục
in áo thun đồng phục

Với kỹ thuật in lụa bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều đó, slogan hay hình ảnh trên áo luôn được đánh giá cao bì độ bền theo thời gian.

  • Chi phí hợp lý

Kỹ thuật in lụa có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp in khác. Đặc biệt khi in ấn với số lượng lớn thì giá thành còn tiết kiệm hơn nữa.

  • Quy trình in đơn giản

Kỹ thuật in lụa trên áo đồng được coi là một trong những quá trình in đơn giản nhất, nó tương tự như quá trình in màu trên giấy nền. Kỹ thuật này cũng được áp dụng cho toàn bộ hình thức in, như in thủy tinh, in vải, gỗ, giấy,… 

In lụa cao cấp
In lụa cao cấp

Để tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật in này, hãy cùng chúng tôi tham khảo nhanh quy trình in áo ở ngay dưới đây.

Quy trình in lụa trên áo đồng phục:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ in

Trước khi tiến hành kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục, chúng ta cần chuẩn bị khung in và pha keo. Khung in có thể làm bằng gỗ, hợp kim nhôm có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Trước khi đổ mực lên khuôn, cần làm sạch khung in và phơi khô.

  • Bước 2: Chụp bản mẫu
  • Bước 3: Pha mực

Mực in lụa sử dụng trong kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục thường là mực hệ dầu, hệ nước và plastisol

  • Bước 4: In thử và canh tay kê

Nếu in thủ công, người thợ sẽ đổ mực lên lưới in rồi sấy khô, sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới. Tiếp đến là lấy băng dính dán 4 góc lại rồi dùng tấm kính ép phim vào lưới và phơi khô dưới ánh nắng.

Kỹ thuật in lụa cao cấp
Kỹ thuật in lụa cao cấp

Với phương pháp in lụa bằng máy, người ta sẽ sử dụng dao cao hồ quét liên tiếp lên khuôn in, giúp mực thấm qua khuôn và hình in được in lên trên bề mặt vật liệu cần in.

  • Bước 5: In với số lượng lớn

Sau khi mẫu in thử đạt yêu cầu thì bắt đầu in với số lượng theo yêu cầu khách. Công đoạn in thử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó giúp bạn khắc phục được những lỗi sai trước khi in hàng loạt.

  • Bước 6: Vệ sinh khung

Sau khi quá trình in hoàn tất, người thợ sẽ gỡ phim ra và đem khung đi rửa sạch và phơi khô.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều thông tin thú vị về kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục. Theo dõi website của chúng tôi, để không bỏ lỡ các bài viết hữu ích nhé! Nếu bạn đang có nhu cầu in lụa thì liên hệ với xưởng in lụa cao cấp Tatun để được tư vấn chi tiết nhất.