Bạn đã bao giờ mặc một chiếc áo được làm từ vải cotton chưa? Nhờ sự thoáng mát và mềm mại mà chất liệu cotton mang lại, nên loại vải này ngày càng được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Liệu bạn có bao giờ thắc mắc về những thông tin liên quan đến loại vải cotton này không? Và chất liệu in áo cotton có những loại nào? Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu thì bài viết này thật sự sẽ giúp ích được cho bạn. Cùng xem về tất cả những kiến thức về vải cotton trong bài viết sau nhé.
1/ Khái niệm về vải cotton
Vải cotton là loại vải được làm từ thành phần tự nhiên, trong đó phần lớn là làm từ bông. Sản phẩm làm từ bông thì luôn chiếm được sự ưu ái của người dùng vì cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
2/ Nguồn gốc vải cotton
Từ thời xa xưa, sau khi con người biết trồng trọt, để phát triển dần cho cuộc sống con người nhanh chóng biết cách trồng bông. Quả bồng sau khi thu hoạch sẽ được kéo thành sợi để dệt vải và may quần áo.
Vải cotton cũng từ những quả bông này mà ra đời. Vì sau này khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển, người ta bắt đầu xử lý ssợi bông bằng các loại hóa chất để tăng độ bền cho vải sau khi dệt. Kể từ đó đánh dấu cột mốc cho sự ra đời của vải cotton.
3. Ưu nhược điểm của vải cotton
– Ưu điểm:
Vải cotton được làm từ sợi bông nên có khả năng thấm hút mồ hôi cao, giúp người mặc thoải mái thoáng mát, nhờ vậy mà sẽ không để lại nhiều mùi mồ hôi trên áo.
Vải cotton tự nhiên mềm nhẹ không gây kích ứng cho da, bảo vệ da của bạn luôn an toàn. Đặc biệt với những sản phẩm được làm từ 100% cotton thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm tuyệt đối về độ an toàn.
Ngoài 2 ưu điểm trên, vải cotton còn rất bền và phù hợp để sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
– Nhược điểm:
Vì những ưu điểm vượt trội trên mà khiến giá giả của loại vải này trở thành một nhược điểm. Bên cạnh giá thành cao thì chất liệu vải này cũng khá khô cứng và không có độ bóng. Vì vậy mà người ta đã tìm ra giải pháp pha thêm các chất liệu khác để sợi vải được mềm và bóng hơn.
Một nhược điểm nữa là vải cotton khó giặt sạch được các vết bẩn và thời gian để khô khá lâu. Điều này nhắc nhờ người dùng phải luôn giữ vệ sinh tốt cho bề mặt vải áo khi sử dụng.
4. Phân loại các chất liệu mực in áo cotton
– Mực nước: Mực nước khi in trên áo thì thấm rất nhanh và không cần qua giai đoạn xử lý thêm như dùng nhiệt. Mặc dù gặp một nhược điểm là mực khó bám màu dẫn đến nhanh bị trôi, nhưng ngược lại mực nước là chất liệu in áo cotton rất an toàn và thân thiện với môi trường.
– Mực gốc dầu: Mực gốc dầu có độ bám bền hơn so với mực nước, các hình ảnh in ra từ chất liệu này cũng sắc nét và sống động hơn. Tuy nhiên mực gốc dầu được cho là có chứa nhiều thành phần hóa học ở trong. Có hai loại mực gốc dầu đang được dùng làm chất liệu in áo cotton phổ biến là mực UV ( mực dầu nhưng cần sấy bằng tia UV để màu mực bám chắc trên vải) và mực Plastisol ( cũng như mực UV cần sử dụng nhiệt tác động lên giúp làm mực bám màu và sắc nét).
– Mực in chuyển nhiệt: In chuyển nhiệt hay còn gọi là in kỹ thuật số gián tiếp đang trở thành ứng dụng được dùng rộng rãi với sự hiệu quả và tính thẩm mỹ cao trong từng sản phẩm được làm ra. Mực Sublimation chính là loại mực được sử dụng để thực hiện in chuyển nhiệt.
5/ Cách nhận biết các loại chất liệu cotton
– Vải Cotton 100%: Đây là loại vải được làm từ sợi bông không pha lẫn những tạp chất khác. Các sản phẩm 100% cotton thường có rất ít do giá thành đắt nhờ nguyên liệu làm hoàn toàn tự nhiên. Vải 100% cotton được dùng để sản xuất những mặt hàng cao cấp hoặc quần áo cho trẻ em, trẻ sơ sinh với làn da nhạy cảm và dễ thấm hút mồ hôi khi các bé hoạt động.
– Vải cotton 65/35 (CVC): Loại vải này được sản xuất với 65% cotton và 35% PE. Mặc dù không có ưu điểm như cotton 100% nhưng vải cotton 65/35 được đánh giá khá cao và được sử dụng rộng rãi. Giá thành của loại vải này tương đối tốt so với chất liệu cotton chiếm thành phần đa số, nhờ vậy mà cũng giúp khắc phục được một số vấn đề như thoát ẩm tốt, mềm mại và có độ bóng.
– Vải cotton 35/65 (TC): Trái ngược với CVC, vải TC có thành phần PE chiếm 65% còn cotton chỉ 35%. Cũng chính vì vậy mà giá thành của loại vải này khá rẻ, ở mức phù hợp với mọi đối tượng và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên thì đi kèm với giá rẻ chất vải sẽ nóng hơn và vải áo cứng hơn.
Thông thường trên thị trường không phải loại vải cotton nào cũng được làm 100% từ bông. Vì vậy khi chọn phương pháp và chất liệu in áo cotton cũng cần được chú ý tìm hiểu lựa chọn kỹ. Với tất cả những thông tin cần thiết trên đây, Tatun hy vọng mọi người sẽ có kinh nghiệm chọn vải cũng như tìm xưởng in áo thun phù hợp khi có nhu cầu sản xuất áo thun cotton đẹp và chất lượng.