Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được các nhà sản xuất áp dụng, trong đó có kỹ thuật in lụa cao cấp. In lụa cao cấp là một trong những phương pháp in phổ biến quen thuộc mà bất kể ai làm trong lĩnh vực in đều biết đến. Tuy nhiên, kỹ thuật in lụa chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công nên hầu như tay chân của người làm sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Vậy với vấn đề đang tồn tại ở trên, làm cách nào để chúng ta giảm bớt được độ độc hại trong in lụa cao cấp? Tatun sẽ tư vấn cho bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm được độ độc hại trong in lụa cao cấp qua bài viết dưới đây.
In lụa là một trong những phương pháp in trong ngành kỹ thuật in ấn. Cái tên in lụa ra đời xuất phát từ việc bản lưới của khuôn in này được làm bằng tơ lụa. Sau này, bản lưới lụa đã dần được thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại thì tên gọi của phương pháp in này được mở rộng gọi là in lưới. In lụa được áp dụng in trên rất nhiều loại vật liệu như vải áo, in túi, in tranh, in thiệp cưới,..
1. Tác hại khi in lụa cao cấp thao tác thủ công
Ngành in lụa có hầu hết các thao tác là thủ công, có nghĩa là sử dụng tay chân để làm trực tiếp và thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều chất độc hại. Nhiều hóa chất được điều chế gỗ Benzen (C6H6) là nguyên nhân gây ra bệnh máu trắng, chất Toluen (C7H8) là chất gây ra bệnh ung thư và Cyclohexanone là một chất rất độc gây ung thư có mùi cực độc với tên gọi là Dầu Ông Già.
Khi hoạt động trong ngành in lụa cao cấp, việc phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà việc tìm hiểm, nắm vững những nguyên tắc an toàn để bảo vệ chính mình là điều rất cần thiết.
2. Những nguyên tác giúp giảm độc hại khi in lụa cao cấp
– Sử dụng khẩu trang
Khẩu trang có lẽ không còn là đồ dùng xa lạ với mọi người. Khẩu trang thực sự cần thiết không chỉ để che nắng, khói bụi mà còn giúp khử mùi, phòng chống độc (nếu có). Đặc biệt khẩu trang có thể giúp che chắn những loại hạt nhỏ (nếu có) có thể đi qua đường hô hấp.
*Lưu ý: Nên sử dụng loại khẩu trang dùng một lần và không sử dụng 1 khẩu trang quá 2 giờ. Đây là lưu ý cần thiết cho những người có thói quen sử dụng lại khẩu trang nhiều lần, hành động đó có thể khiến tác dụng khẩu trang bị ngược lại trở nên gây hại cho người dùng.
– Sử dụng găng tay
Để tránh gây bẩn tay trong các công đoạn làm trực tiếp khiến hóa chất có thể dính lên tay bạn phải nhớ sử dụng găng tay như găng dùng một lần, găng tay y tế,.. Đây là một thói quen tốt để bảo vệ đôi tay trước hóa chất và cũng giúp tay được sạch sẽ.
– Tránh pha bột trực tiếp mà nên dùng keo chụp bản bắt sáng có pha sẵn
Keo chụp bản hay còn gọi là keo cảm quang gồm 2 thành phần cơ bản: nhũ tương và chất bắt sáng. Chất bắt sáng rất độc hại có chứa Crom, Diazo,..có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Để tự bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng, thị trường hiện nay đã có các loại keo chụp bản có pha sẵn như Ulano QTX, Ulano QX1, Ulano QX3, ÍP HD, Unimix ON, Unimix T33,… Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại keo pha nước hoặc dung môi thay vì các loại keo chụp bản pha bột trực tiếp.
– Dùng cây khuấy và dao khuấy loại tốt
Khi pha mực chắc nhiều người vẫn có thói quen dùng đũa hay cây bằng gỗ để khuấy mực, keo, hóa chất. Các loại cây khuấy tự chế mặc dù tiết kiệm nhưng không đảm bảo vệ sinh , đặc biệt cây khuấy tự chế không tách biệt tay cầm và phần thân quấy dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, chúng tôi khuyên rằng nên mua các loại dao khuấy và cây khuấy bằng inox hoặc thép chuyên dụng phân biệt phần thân khuấy và phần tay cầm sẽ dễ lau chùi, sạch sẽ.
– Dùng chổi tẩy bản dung môi và chà keo thay vì dùng khăn và bàn chà
Việc tẩy keo chụp bản bằng kem tẩy hoặc chất tẩy độc hại như javen, remove,.. rất độc hại. Hãy thay đổi bằng cách dùng chổi tẩy bản như Ulano brush, ISP brush để chà tẩy keo thuận tiện không độc hại.
– Dùng các loại mực in lụa cao cấp ít độc hại
Hiện nay thị trường có rất nhiều các loại mực chế gốc nước an toàn hơn thay thế cho mực gốc dầu. Mực in lụa cao cấp gốc dầu độc hại hơn vì chứa các chất như chì, PVC, Phthalates,..gây ung thư. Sử dụng các loại mực gốc nước trong ngành vải như ColorLab, Matsui, Furukawa,..là bạn đã góp phần giảm độc hại cho bản thân và người dùng sản phẩm có in hình.
– Đậy kín hóa chất khi dùng xong
Các dung môi, hóa chất có trong mực rất dễ bay hơi. Hãy tự tạo thói quen đậy kín nắp các loại hóa chất sau khi sử dụng. việc này vừa giúp tiết kiệm tránh sự bốc hơi của hóa chất, vừa giúp giảm độc hại cho những người hoạt động trong xưởng in lụa giá rẻ.
Bằng tất cả những kinh nghiệm mà mình có được, chúng tôi đã tổng hợp những kinh nghiệm giúp mọi người khi tiến hành in lụa cao cấp có thể áp dụng, để giảm thiểu tối đa những tác hại có trong họa động sản xuất kinh doanh này. Hy vọng mọi người luôn biết cách học hỏi trau dồi thêm những thông tin bổ ích để hoàn thiện hơn tạo ra nhiều thành phẩm tốt đẹp mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Chúc mọi người luôn vững vàng và thành công với sự nghiệp!