In lụa sử dụng để in trên những loại vật liệu nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kỹ thuật in ấn, những phương pháp đó luôn được cải tiến, tối ưu để phù hợp với những nhu cầu của khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng Tatun tìm hiểu về phương pháp in lụa – Đây được xem là kỹ thuật in đã xuất hiện từ rất lâu và có nhiều ưu điểm . Là một trong những kỹ thuật in ấn đơn giản và có giá thành rẻ nhất. Vậy in lụa là gì và in lụa được in trên những vật liệu nào? Mời bạn xem chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về kỹ thuật in lụa

In lụa là một kỹ thuật in ấn được thực hiện theo phương pháp tương tự như in mực dầu của giấy nến. Được thực hiện theo phương thức đó là một phần mực in được thấm qua lưới, sau đó in lên những vật liệu cần in. Trong đó có một số mắt lưới khác được bịt kín bởi một loại hóa chất chuyên dụng trong ngành in.

In lụa bao gồm: in thủ công, và thực hiện bằng máy. Và cho dù hình thức nào thì các xưởng in lụa đều phải tiến hành đầy đủ những công đoạn đó là: tạo khuôn in, bàn in, dao gạt, pha chế keo, màu và tiến hành in.

In lụa cao cấp
In lụa cao cấp

+ In thủ công:

Ưu điểm: Đó là chi phí khá thấp, in số lượng ít và in được trên nhiều chất liệu khác nhau cũng như chủ động về màu sắc

Nhược điểm: In thủ công khá tốn thời gian, độ sắc nét ở mức tạm ổn. Chỉ in được 1 hoặc tối đa 3 đến 4 màu. Vì mỗi lần in thủ công chỉ in được 1 màu, nếu muốn in nhiều màu thì sẽ phải in lại nhiều lần. Điều này sẽ làm giá thành cao hơn và còn phụ thuộc vào tay nghề của thợ có kỹ thuật hay không. Ở hình thức này không thể sử dụng in phong cảnh, in nền và những loại hình ảnh phức tạp có nhiều màu.

+ In lụa bằng máy:

Ưu điểm: In lụa bằng máy có ưu điểm đó là nhanh chóng tiết kiệm thời gian, màu sắc đều, sắc nét  và độ chính xác rất cao.

Nhược điểm: Đối với hình thức này cần phải đầu tư máy móc chi phí cao nhưng in lụa thông thường là những đơn hàng với số lượng nhỏ, ít.

In lụa in được trên những vật liệu nào?

In lụa là một kỹ thuật in phổ biến và kỹ thuật in này có thể áp dụng cho rất nhiều các vật liệu khác nhau như: Vải, thủy tinh, nilon, mạch điện tử, các sản phẩm gỗ, kim loại, giấy… Ngoài ra, in lụa còn được sử dụng thay thế cho các phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất, chế tạo gạch men.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp phương pháp in này tại các cơ sở in thiệp cưới, túi nilon, áo, vải, và các loại giấy tờ khác…

Kỹ thuật in này được áp dụng trên rất nhiều loại vật liệu đa dạng với các kích thước, hình dạng khác nhau như: chai, lọ. mạch điện tử, những sản phẩm kim loại, nhựa, hoa văn trên vải…

In lụa còn là phương pháp in bổ sung trong công đoạn thành phẩm của một số sản phẩm như in phủ UV, in thẻ cào…

Hơn nữa, một ứng dụng khá phổ biến của in lụa đó là in thiệp cưới. Bạn có thể dễ bắt gặp một tấm thiệp mời, thiệp cưới bằng kỹ thuật in lụa này bởi chất lượng in rõ nét và rất ít phai màu.

Đặc biệt, phương pháp in này được sử dụng khá phổ biến để in áo, điển hình như: in áo đồng phục thể thao hoặc những chiếc áo phông vải dễ thấm.

Quy trình in lụa này được thực hiện qua 6 bước như sau:

kỹ thuật in lụa
kỹ thuật in lụa

Bước 1: Chuẩn bị khung in và pha keo. Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc nhôm với nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó rửa sạch và phơi khô.

Bước 2: Chụp bản

Bước 3: Pha mực. Có rất nhiều loại mực in như mực in lụa gốc dầu, mực UV, mực nước…Tùy theo mục đích là gì thì sẽ chọn loại mực phù hợp với từng chất liệu đó.

Bước 4: In thử. Cho mực lên máng, quét lên lưới rồi sau đó sấy thật khô. Tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới và dán 4 góc lại bằng băng keo dính. Lấy một tấm kính để ép phim vào lưới và phơi khoảng 3 phút sau đó kiểm tra lại sản phẩm.

Bước 5: In sản lượng. Sau khi in thử và kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành in hàng loạt

Bước 6: Vệ sinh khung sạch sẽ cho lần in tiếp theo.

Một số lưu ý khi in lụa trên mọi chất liệu

Các sự cố thường gặp trong in lụa
Các sự cố thường gặp trong in lụa

Dù in trên chất liệu gì thì khi in bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Tất cả sản phẩm in chất lượng đều phụ thuộc vào kỹ thuật của người thực hiện in và màu sắc tạo nên hình ảnh.

– Bề mặt của keo, mực in quá cứng sẽ gây khó khăn cho quá trình thấm mực qua những mắt lưới. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng nước sôi lấy hơi nước hoặc tăng thêm nhiệt độ để làm nền.

– Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, bởi nếu như các khung không được sạch thì lớp mực sẽ bị pha lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng đến màu sắc cũng như chất lượng sản phẩm.

In lụa được sử dụng in trên mọi chất liệu nhờ chi phí thấp và chủ động về màu sắc. Thông qua bài viết trên đây, Tatun hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật in lụa là gì, in lụa được sử dụng để in trên những vật liệu nào? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm xưởng in lụa giá rẻ thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.